Tra cứu
Lịch sử đơn hàng
Thương hiệu: TV.PHARM
Thương hiệu: TV.PHARM
Kết thúc sau
Thành phần: | Acetaminophen |
Danh mục: | Thuốc giảm đau (không opioid) & hạ sốt |
Dạng bào chế: | Viên bao |
Xuất xứ thương hiệu: | Việt Nam |
Thuốc cần kê toa: | Không |
Số đăng ký: | VD-12429-10 |
Nhà sản xuất: | Tvp |
Nước sản xuất: | Viet Nam |
Không có shop nào
Đổi trả trong 30 ngày
kể từ ngày mua hàng
Miễn phí 100%
đổi thuốc
Miễn phí vận chuyển
theo chính sách giao hàng
Gọi tư vấn (8:00-22:00)
Liên hệ 1800 6928 hoặc đến nhà thuốc Long Châu gần nhất để được tư vấn
Liên hệ hotline hoặc đến nhà thuốc Long Châu gần nhất để được tư vấn
Bạn được ưu tiên nhận thông báo khi sản phẩm được chính thức ra mắt hoặc có chương trình khuyến mãi.
Bộ phận chăm sóc khách hàng Nhà thuốc Long Châu sẽ liên hệ quý khách khi có thông tin mới về sản phẩm.
Thuốc Optafein của Công ty cổ phần Dược phẩm Trà Vinh (Tv Pharm), thành phần chính là acetaminophen, caffeine.
Thuốc dùng để giảm các cơn đau như: đau đầu, đau nửa đầu, viêm xoang, đau răng, đau họng, đau sau nhỗ răng, đau bụng kinh, đau cơ xương, đau do viêm khớp, đau dây thần kinh. Hạ sốt trong các trường hợp viêm nhiễm.
Optafein được bào chế dưới dạng viên nén tròn bao phim. Hộp 4 vỉ (02 vỉ x 12 viên, 02 vỉ x 13 viên); hộp 20 vỉ (10 vỉ x 12 viên; 10 vỉ x 13 viên); hộp 02 vỉ x 25 viên; hộp 10 vỉ x 25 viên.
Thành phần
Hàm lượng
Acetaminophen
-
Thuốc Optafein được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Acetaminofen (acetaminophen hay N-acetyl - p - aminophenol) là thuốc giảm đau - hạ sốt nhưng không có hiệu quả điều trị viêm. Tác dụng giảm đau hạ sốt tương tự như aspirin.
Acetaminofen có tác dụng giảm thân nhiệt khi cơ thể bị sốt do bất kì nguyên nhân nào và chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không gây hạ thân nhiệt ở người bình thường. Ở liều điều trị, thuốc ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng tiêu hóa, không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
Caffeine hoạt động như một chất tăng cường tác dụng giảm đau của acetaminofen.
Các dữliệu lâm sàng cho thấy sự kết hợp acetaminofen-caffeine gây ra tác dụng giảm đau tốt hơn nhiều so với viên nén acetaminofen thông thường (p ≤ 0,05).
Acetaminofen
Hấp thu
Acetaminofen được hấp thu nhanh chóng từ đường tiêu hóa và phân bố đến hầu hết các mô của cơ thể.
Phân bố
Acetaminofen liên kết với protein huyết tương rất ít ở nồng độ điều trị.
Chuyển hóa và thải trừ
Acetaminofen được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa glucuronide và sulphate - ít hơn 5% acetaminofen được bài tiết dưới dạng không đổi.
Thời gian bán thải trung bình trong huyết tương khoảng 2,3 giờ.
Caffeine
Hấp thu
Caffeine được hấp thu nhanh chóng từ đường tiêu hóa.
Phân bố
Caffeine được phân bố rộng khắp cơ thể.
Chuyển hóa và thải trừ
Caffeine được chuyển hóa gần như hoàn toàn qua gan thông qua quá trình oxy hóa và khử methyl tạo ra một số dẫn xuất xanthine, sau đó bài tiết qua nước tiểu.
Thời gian bán thải trung bình trong huyết tương là khoảng 4,9 giờ.
Uống thuốc Optafein với nước đun sôi để nguội, mỗi lần uống cách nhau tối thiểu 4 - 6 giờ.
Trong trường hợp sau khi uống thuốc không có dấu hiệu hạ sốt hoặc giảm đau không được tăng liều và nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 2 - 4 viên/lần, không quá 20 viên/ngày. Mỗi lần uống cách nhau tối thiểu 4 - 6 giờ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Acetaminofen
Quá liều Acetaminofen có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn Acetaminofen (ví du: 7,5 – 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
Biểu hiện của quá liều Acetaminofen: buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc.
Cách xử trí:
Cần rửa đạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất là trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hoạt chất sulfhydryl, tác động một phần có thể do bổ sung dự trữ glutathione ở gan.
Ngoài ra có thể dùng methionine, than hoạt và/hoặc chất tẩy muối.
Caffeine
Quá liều caffeine có thể gây đau thượng vị, nôn, tăng bài niệu, nhịp tim nhanh, kích thích thần kinh trung ương (mất ngủ, thao thức, kích động, bối rối, hoảng sợ, run, co giật).
Khi dùng thuốc quá liều, cần chú ý rằng ngoài các triệu chứng xảy ra do quá liều, caffeine còn có thể gây ra độc tính nghiêm trọng với gan do quá liều Acetaminofen. Không có thuốc giải độc đặc hiệu nhưng có thể dùng các biện pháp xử lý thích hợp. Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Optafein, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Caffeine có thể gây mất ngủ, căng thẳng và bồn chồn, kích ứng dạ dày, buồn nôn và nôn, tăng nhịp tim ở người nhạy cảm với caffeine. Sử dụng caffeine liều cao có thể gây ra đau đầu, lo âu, kích động, đau ngực, và ù tai.
Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra khi uống acetaminofen. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc.
Người bệnh mẫn cảm với salicylate hiếm mẫn cảm với acetaminofen và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, acetaminofen có thể gây giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm tiểu cầu, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Optafein chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Acetaminofen tương đối không độc với liều điều trị. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần, ngứa và mày đay, những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p - aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng acetaminofen. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng acetaminofen.
Acetaminofen có thể gây các phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Không được tự ý sử dụng acetaminofen để tự giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có sự theo dõi của thầy thuốc.
Không được tự ý sử dụng acetaminofen để điều trị sốt cao (trên 39,5°C), sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt tái phát trừ khi có sự theo dõi của thầy thuốc.
Thuốc có chứa acetaminofen, không được dùng cùng lúc với bất kỳ thuốc nào khác có chứa acetaminofen.
Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của acetaminofen; nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Dùng thận trọng với người suy giảm chức năng gan hoặc thận, người bệnh thiếu máu từ trước.
Tránh dùng quá nhiều caffeine (ví dụ như từ cà phê, trà và một số thức uống đóng hộp khác) trong khi đang dùng thuốc này.
Chưa thấy ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy.
Không nên dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Uống dài ngày liều cao acetaminofen làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandione.
Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ acetaminofen gây độc cho gan.
Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturate, carbamazepine) có thể làm tăng tính độc hại gan của acetaminofen do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.
Dùng đồng thời isoniazid với acetaminofen có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ acetaminofen gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều acetaminofen lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị acetaminofen và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng acetaminofen khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
Metoclopramide có thể làm tăng tốc độ hấp thu của acetaminofen. Colestyramine có thể làm giảm hấp thu của acetaminofen nếu dùng chung trong vòng 1 giờ.
Probenecid có thể ảnh hưởng đến sự bài tiết và nồng độ huyết tương của acetaminofen.
Caffeine làm tăng thải trừ lithium và có thể làm giảm hiệu lực điều trị của thuốc này.
Dùng đồng thời ephedrin với caffeine có thể làm cho người bệnh dễ bị loạn nhịp tim.
Cimetidine, thuốc tránh thai dùng đường uống, kháng sinh nhóm quinolone, fluvoxamine có thể làm tăng nồng độ của caffeine trong huyết thanh.
Đã có báo cáo khi dùng caffeine cùng với enoxacin, acid pipemidic làm tăng thời gian bán thải của caffeine.
Bảo quản khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc Optafein.
Cảm ơn quý khách đã gửi câu hỏi tư đến chuyên gia. Nhà thuốc Long Châu sẽ phản hồi đến quý khách khi có câu trả lời.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
Theo đường dùng:
Bình luận đã được ghi nhận và sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất.
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này
Bạn chấm sản phẩm này bao nhiêu sao?
Đánh giá đã được ghi nhận và sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất.
Không thể chọn nhiều ưu đãi thanh toán
Hiện các ưu đãi thanh toán đã bỏ chọn.
Vui lòng chọn duy nhất 1 ưu đãi thanh toán phù hợp.
Chỉ áp dụng 1 ưu đãi thanh toán duy nhất
Vui lòng chọn lại ưu đãi thanh toán
Nhập số điện thoại bạn dùng để mua hàng tại Long Châu
Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại 0945 641 098
Đổi số điện thoại nhận mã
Hãy là người đầu tiên bình luận sản phẩm này