Omzol
Tên thuốc gốc: | Omeprazole |
Thương hiệu: | Synmedic |
Xuất xứ thương hiệu: | Ấn Độ |
Quy cách: | Hộp 2 vỉ x 10 viên |
Mã sản phẩm: | 00005545 |
Gọi đặt mua: 1800.6928 (7:30-22:00)
Thuốc ‘Omzol’ Là gì?
Omzol 20 mg, thành phần chính là Omeprazole, có tác dụng điều trị các bệnh dạ dày tá tràng.
Thành phần của ‘Omzol’
- Dược chất chính: Omeprazole
- Loại thuốc: Dạ dày tá tràng
- Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nang 20 mg
Công dụng của ‘Omzol’
- Thuốc được chỉ định điều trị trong các trường hợp:
- Trào ngược dịch dạ dày - thực quản.
- Loét dạ dày - tá tràng.
- Hội chứng Zollinger - Ellison.
- Thuốc cũng được dùng kết hợp với thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori gây nhiễm trùng dạ dày. Loại thuốc omeprazole không cần kê đơn được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng thường xuyên.
Liều dùng của ‘Omzol’
Cách dùng
Thuốc dùng để uống.
Liều dùng
- Loét tá tràng: Dùng 20 mg/ngày x 2-4 tuần.
- Loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược: Dùng 20 mg/ngày x 4-8 tuần. Có thể tăng 40 mg/ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.
- Hội chứng Zollinger-Ellison: Dùng 60 mg/ngày.
- Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng: Dùng 20-40 mg/ngày.
Làm gì khi dùng quá liều?
Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: nhầm lẫn, buồn ngủ, mờ mắt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, ra mồ hôi, nóng bừng, đau đầu, khô miệng. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ của ‘Omzol’
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc: táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đau đầu, phát ban, nổi mề đay, ngứa, sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân; khó thở hoặc khó nuốt, khàn tiếng, nhịp tim bất thường, mệt mỏi quá mức, chóng mặt, lâng lâng, co thắt cơ bắp, lắc không kiểm soát được một phần cơ thể, co giật, tiêu chảy, đau bụng, sốt. Tăng nguy cơ bị gãy xương cổ tay, hông hoặc cột sống hơn những người không dùng thuốc này. Omeprazole có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.
Lưu ý của ‘Omzol’
Thận trọng khi sử dụng
- Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng omeprazole, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán).
- Phụ nữ có thai: Tuy không thấy omeprazole có khả năng gây dị dạng và gây độc với bào thai nhưng không nên dùng cho người mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.
- Bà mẹ cho con bú: Omeprazole hiện diện trong sữa mẹ. Thận trọng khi dùng Omeprazole cho phụ nữ cho con bú.
- Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Omeprazole chưa được thiết lập ở bệnh nhân <1 tuổi.
- Người cao tuổi: Thận trọng khi dùng Omeprazole cho người cao tuổi vì độ nhạy cảm với thuốc ở đối tượng này có thể lớn hơn.
- Bệnh nhân suy gan và người gốc châu Á: Xem xét việc giảm liều.
Tương tác thuốc
- Các thuốc có thể xảy ra tương tác với Omeprazole:
- Omeprazole không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng thức ăn, rượu, amoxycilin, bacampicilin, cafein, lidocain, quinidin hay theophylin. Thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời Maalox hay metoclopramid.
- Omeprazole có thể làm tăng nồng độ ciclosporin trong máu.
- Omeprazole làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ H. pylori.
- Omeprazole ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym trong cytocrom P450 của gan và có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Với liều 40mg/ ngày omeprazole ức chế chuyển hóa phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazole 20mg/ ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều. Omeprazole ức chế chuyển hóa warfarin nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu.
- Omeprazole làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.
- Omeprazole làm giảm chuyển hóa nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác dụng của nifedipin.
- Clarithromycin ức chế chuyển hóa omeprazole và làm cho nồng độ omeprazole tăng cao gấp đôi.
- Các loại thực phẩm, đồ uống có thể xảy ra tương tác:
- Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
Quy cách
Nhà sản xuất
Nước sản xuất
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

- Omeptul 20mg gracure 10x10
- Omeprazol 20mg hv 10x10
- Losec mups 20
- Ovac 20 vpc phar 3x10
- Stomex 20mg pharbaco 2x7
- Oralme cophavina 10x10
- Oraptic bidiphar 1 lọ bột x 1 ống dung môi 10ml
- Mepraz 20mg sanofi 4x7
- Omeprazol 20mg dhg 3x10
- Omeprazole delayed release brawn 10x10
- Omeraz 20 boston 5x4
- Omeprazol 20mg
- Omez 20
- Kagasdine 20
- Lomac 20mg
- Pylomed kit 7x6
- Dudencerr 20
- Kagasdine 20mg 10x10 khapharco
- Stomedon
- Glomezol 20mg
- Mepraz 20
- Pylomex 20
- Omicap-d
- Omeplus
- Getzome 20
- Lasectil 40 4x7
- Sebast-20 10x10
- Omefort 40mg quapharco 10x10
- Omeprazol 20mg (lọ) 100v s.pharm
- Limzer 30
- Moprazol 20mg
- Dafrazol traphaco 14v
- Pyme om40 pymepharco 3x10
- Mepraz 20mg sanofi 7x4
- Nhiễm H.Pylori
- Loét tá tràng
- Viêm thực quản ăn mòn
- Loét dạ dày (GU)
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Hồi phục
- Chứng ợ nóng
- Viêm loét dạ dày
- Nhiễm trùng toàn thân
- Hội chứng Zollinger-Ellison
- Điều kiện quá mẫn
- U tuyến yên