Medrol 16Mg

Tên thuốc gốc: | Methylprednisolone |
Quy cách: | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Mã sản phẩm: | 00004775 |
Gọi đặt mua: 1800.6928 (7:30-22:00)
Thuốc ‘Medrol 16mg’ Là gì?
Thuốc Medrol 16mg có thành phần chính là Methylprednisolon, được chỉ định trong liệu pháp không đặc hiệu cần đến tác dụng chống viêm và giảm miễn dịch của glucocorticoid.
Thành phần của ‘Medrol 16mg’
- Dược chất chính: Methylprednisolon
- Loại thuốc: Kháng viêm
- Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén 16mg
Công dụng của ‘Medrol 16mg’
Methylprednisolon được chỉ định trong liệu pháp không đặc hiệu cần đến tác dụng chống viêm và giảm miễn dịch của glucocorticoid đối với:
- Rối loạn nội tiết:
- Thiểu năng thượng thận nguyên phát và thứ phát: Methylprednisolon có thể được sử dụng nhưng phải kết hợp với một mineralocorticoid như hydrocortison hay cortison.
- Tăng sản vỏ thượng thận bẩm sinh.
- Viêm tuyến giáp không mưng mủ.
- Tăng canxi huyết trong ung thư.
- Trị liệu bổ sung ngắn hạn để giúp bệnh nhân tránh được các cơn kịch phát hoặc cấp trong các bệnh dạng thấp (khớp).
- Các bệnh như lupus ban đỏ, một số thể viêm mạch, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng mạn, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu hạt, và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ.
- Trong điều trị ung thư (bệnh leukemia cấp tính, u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt).
- Methylprednisolon còn có chỉ định trong điều trị hội chứng thận hư nguyên phát.
Liều dùng của ‘Medrol 16mg’
Cách dùng thuốc Medrol 16mg
Dùng đường uống.
Liều dùng thuốc Medrol 16mg
Dùng đường uống, dùng theo chỉ dẫn của Thầy thuốc hoặc theo liều sau:
- Hen phế quản: Uống 32 - 48 mg/ngày trong 5 ngày, giảm liều dần và ngừng thuốc trong 1 tuần.
- Viêm khớp dạng thấp: Uống 4 - 6 mg/ngày. Trong đợt cấp tính dùng liều 16 - 32 mg/ngày sau đó giảm liều dần.
- Viêm loét đại tràng mạn: Uống 6 - 8 mg/ngày.
- Hội chứng thận hư nguyên phát: Uống 0,8 - 1,6mg/kg/ngày trong 6 tuần sau đó giảm liều dần trong 6 - 8 tuần.
- Thiếu máu tán huyết do miễn dịch: Uống 64 mg/ngày. Sau đó giảm liều dần, phải điều trị ít nhất 6 - 8 tuần.
- Bệnh sarcoid: Uống 0,8 mg/kg/ngày để làm thuyên giảm bệnh. Sau đó giảm liều dần, dùng liều duy trì 8 mg/ngày.
- Khi cần dùng thuốc với liều cao trong thời gian dài cần tuân theo nguyên tắc sau: liều bắt đầu từ 6 - 40 mg/ngày, sau đó giảm liều dần cho đến liều duy trì thấp nhất tuỳ theo từng bệnh nhân (giảm liều cho đến khi thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh tăng lên). Để giảm tác dụng phụ của thuốc có thể dùng liệu pháp cách ngày (dùng liều duy nhất cứ 2 ngày một lần , nên uống vào buổi sáng sớm).
Làm gì khi dùng quá liều?
- Những triệu chứng quá liều gồm biểu hiện hội chứng Cushing (toàn thân), yếu cơ (toàn thân), và loãng xương (toàn thân), tất cả chỉ xảy ra khi sử dụng glucocorticoid dài hạn.
- Khi sử dụng liều quá cao trong thời gian dài, tăng năng vỏ tuyến thượng thận và ức chế tuyến thượng thận có thể xảy ra. Trong những trường hợp này cần cân nhắc để có quyết định đúng đắn tạm ngừng hoặc ngừng hẳn việc dùng glucocorticoid.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy nhanh chóng sử dụng lại thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu sát giờ với liều thuốc tiếp theo, người dùng có thể bỏ qua liều thuốc đã quên, và sử dụng thuốc theo đúng lịch trình ban đầu. Lưu ý rằng, trong lần sử dụng tiếp theo tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi lượng thuốc, hãy tuân theo liều lượng trong chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ của ‘Medrol 16mg’
Những tác dụng không mong muốn của thuốc chỉ xảy ra khi dùng thuốc Medrol 16mg với liều cao trong thời gian dài: tăng ngon miệng, khó tiêu, mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, rậm lông, đau khớp, đục thuỷ tinh thể, glocom, tiểu đường.
Ít gặp: chóng mặt, ảo giác, phù, tăng huyết áp, teo da, mụn trứng cá, tăng sắc tố mô, yếu cơ loãng xương, loét dạ dày thực quản, viêm tuỵ, hội chứng Cushing.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Lưu ý của ‘Medrol 16mg’
Thận trọng khi sử dụng
- Chống chỉ định;
Nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não.
Quá mẫn với Methylprednisolon hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tổn thương da do virus, nấm hoặc lao.
Đang dùng vaccin virus sống.
- Thận trọng:
Suy tuyến thượng thận có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị.
Cần sử dụng thận trọng khi dùng thuốc ở những người bệnh loãng xương, cao huyết áp, tiểu đường, suy tim, mới nối thông mạch máu, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tâm thần, trẻ đang lớn.
- Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Dùng thuốc lâu dài cho người mẹ có thể làm giảm nhẹ thể trọng của trẻ sơ sinh, cần thận trọng và cân nhắc lợi ích tác hại khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Có thể dùng thuốc cho người mẹ đang nuôi con bú.
- Tác động của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Không có bằng chứng chứng minh thuốc có tác động lên khả năng lái xe và vận hành máy móc của bệnh nhân.
Tương tác thuốc
- Methylprednisolon là chất gây cảm ứng men gan Cytochrom P450 và là cơ chất của P450 3A, làm tăng chuyển hoá của các thuốc ciclosporin, erythromycin, phenobarbital, phenitoin, Carbamazepin, ketoconazol, rifampicin.
- Các thuốc phenobarbital, phenitoin, rifampicin, thuốc lợi tiểu giảm kali có thể làm giảm hiệu lực của Methylprednisolon.
- Methylprednisolon làm tăng glucose huyết, cần dùng liều insulin cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường.
Quy cách
Nhà sản xuất
Nước sản xuất
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

- Tanametrol 16mg thành nam 3x10
- Cadipredson 4mg usp 5x10
- Solu-medrol 40mg
- Solu-medrol 500mg
- Medlon 16mg dhg 3x10
- Methylprednisolon 4mg kh 10x10
- Menison 16mg
- Medexa 16mg
- Medexa 4mg
- Depo medrol
- Soli-medon 40 bidiphar
- Medrol 4mg
- Thylmedi 16mg mediplantex 3x10
- Menison 4mg
- Methylprednisolon 16mg khapharco 10x10
- Solu-medrol 125mg
- Metsocort 4mg 3x10 roussel
- Kidsolon 4mg usa 5x10
- Domenol 16mg domesco 3x10
- Austrapharmmesone 16 mebiphar 3x10
- Stadsone 16mg stada 3x10
- Metpredni 16mg an thiên 10x10
- Soli medon 4mg bidiphar 3x10
- Bệnh Rosacea / Chứng đỏ mặt
- Bệnh Gout cấp
- Suy tuyến thượng thận
- Suy vỏ thượng thận
- Viêm cột sống dính khớp (AS)
- Viêm Segment trước
- Bệnh bụi phổi
- Hen phế quản
- Viêm da cơ địa (AD)
- Ngộ độc Beryllium
- Viêm da bọng nước / Viêm da ecpet / Mụn rộp (ecpet)
- Viêm bao hoạt dịch
- Viêm màng đệm
- Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh
- Thiếu máu bất sản bẩm sinh
- Viêm kết mạc, dị ứng theo mùa
- Viêm giác mạc
- Hội chứng Cushing
- Viêm da
- Dị ứng thuốc
- Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay / Viêm mỏm lồi cầu
- Bệnh giảm hồng cầu
- Tăng calci huyết
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP)
- Phản ứng viêm
- Viêm màng bồ đào
- Viêm mống mắt
- Bệnh bạch cầu cấp tính
- Hội chứng Loeffler
- U lympho ác tính
- Thể cổ điển của CTCL gọi là Mycosis fungoides (MF)
- Nhãn viêm đồng cảm
- Viêm dây thần kinh thị giác
- Bệnh bọng nước
- Viêm mũi dị ứng lâu năm
- Viêm xương khớp sau chấn thương
- Viêm ruột Crohn / Viêm ruột từng vùng
- Viêm khớp dạng thấp / Thấp khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh u hạt
- Viêm mũi dị ứng theo mùa (SAR)
- Giảm tiểu cầu thứ phát
- Bệnh huyết thanh
- Viêm da tiết bã nhờn
- Hội chứng Stevens-Johnson
- Viêm màng hoạt dịch
- Lupus ban đỏ hệ thống (SLE)
- Bệnh giun xoắn
- Nhiễm trùng lao
- Lao màng não
- Viêm loét đại tràng (UC)
- Viêm màng bồ đào
- Thiếu máu tán huyết miễn dịch
- Viêm bao gân không xác định cấp tính
- Viêm khớp dạng thấp cấp tính
- Viêm màng bồ đào
- Viêm da tróc vẩy
- Viêm tuyến giáp không mưng mủ
- Bệnh vẩy nến nặng
- Bệnh zona thần kinh ở mắt